Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non
Biểu hiện rõ rệt nhất của trẻ ở độ tuổi mầm
non bị suy dinh dưỡng thường có chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn bạn bè
đồng trang lứa. Theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ qua từng đợt cân đo ở
trường. Bên cạnh đó, trẻ rất biếng ăn,
da xanh xao, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy và viêm đường hô hấp, ít
vui chơi, kém linh hoạt, giảm khả nǎng
tiếp thu và học
tập.
Cách phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ mầm non
Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm
non hiệu quả, mẹ nên xây dựng cho bé khẩu phần ăn hợp lý, giữ gìn vệ sinh và
kết hợp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Khẩu phần ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và
năng lượng tiêu hao
Phấn đấu bữa ăn phải cân đối 4 nhóm
chất dinh dưỡng
Một
bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là bữa ăn cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản: đạm,
đường, béo, vitamin. Ngoài tinh bột, cần có đủ 3 món nữa là: rau quả, trái cây;
đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng, sữa và canh cung cấp nước và các chất dinh
dưỡng bổ sung giúp ăn ngon miệng. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm,
thường xuyên thay đổi cách chế biến món ngon cho
bé suy dinh dưỡng để trẻ thấy lạ miệng và sẽ ăn được nhiều hơn.
Giữ gìn vệ sinh môi trướng sống của trẻ
Mẹ nên đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn
cho bé cần nấu chín kỹ, không cho bé ăn thức ăn để qua ngày. Bên cạnh đó, mẹ
cũng dùng nguồn nước sạch cho trẻ vệ sinh, tắm rửa và nấu ăn, hình thành cho
con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý tẩy giun định kì cho
bé 6 tháng/lần.